CEO là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên có nhiều người chưa hiểu rõ CEO là viết tắt của từ gì? CEO làm công việc nào?… Hãy cùng khám phá thêm nhiều thông tin về CEO ở nội dung bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
CEO là viết tắt của từ gì?
CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, được dịch là Giám đốc điều hành – nhân sự thuộc cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. Đây là người sẽ chịu trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định quan trọng và đem đến sự thành công của tổ chức.
Vai trò của CEO là vô cùng quan trọng bởi góp phần vào việc định hướng chiến lược, hướng đi của tổ chức, đồng thời có trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động và nhân sự của công ty.
Với nhiều trường hợp CEO là bộ mặt cho doanh nghiệp, công ty. Có thống kê rằng hiệu suất của công ty chịu ảnh hưởng từ CEO lên đến 45%.
Vai trò của CEO trong tổ chức
CEO là thành phần không thể thiếu và chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp, bên cạnh đó còn là chìa khóa mở đường cho những hoạt động giúp đưa tổ chức đến thành công. Có thể kể đến các vai trò của CEO trong tổ chức bao gồm:
- Là người điều hành, trực tiếp đưa ra các chỉ đạo về mọi hoạt động của tổ chức để giúp các công việc diễn ra hiệu quả, đạt được lợi nhuận và mục tiêu đặt ra trước đó;
- Tham gia cùng ban lãnh đạo xây dựng, điều hành các chiến lược về kinh doanh, Marketing, phân phối, sản phẩm, đồng thời quản trị tài chính, quản trị nhân sự hoặc các vấn đề rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp;
- Xây dựng giá trị cốt lõi và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, cộng đồng từ đó tạo dựng hình ảnh đẹp;
- Trực tiếp phê duyệt hay đưa ra các quyết định phù hợp với những chính sách của doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật;
- Tạo ra giá trị, hoa hồng cho cổ đông của tổ chức;
- CEO không tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự nhưng sẽ có vai trò trong việc thu hút nhân tài, nhận ra tiềm năng của ứng viên;
Với những vai trò ở trên, có thể thấy rằng CEO sẽ cùng với các Giám đốc chức năng khác như CHRO, CCO, CFO, CPO, CMO… Nhằm xây dựng, triển khai những chiến lược ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ đó tạo nên hệ sinh thái vững chắc và đem lại doanh thu, giá trị thương hiệu, độ uy tín, tin cậy cho doanh nghiệp và tổ chức đó.
Công việc của CEO là gì?
Trong một tổ chức, doanh nghiệp CEO sẽ đảm nhiệm các công việc cụ thể như:
- Đề ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu ngắn hạn, dài hạn do công ty đưa ra;
- Tham gia điều hành các kế hoạch đã được hội đồng quản trị đã phê duyệt nhằm đem lại hiệu quả trong kinh doanh;
- Đưa ra ý kiến để cải thiện các vấn đề tồn đọng mà công ty đang gặp phải để khôi phục hoạt động kinh doanh;
- Giám sát các hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm đem lại kết quả phù hợp với sứ mệnh của tổ chức;
- Xem xét tình trạng hoạt động của tổ chức để đưa ra những quyết định đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh đem về lợi nhuận;
- Phê duyệt dự án của tổ chức;
- CEO đại diện tổ chức đi đàm phán, ký kết nhưng hợp đồng thương mại tốt cho hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện phân tích những tình huống xấu, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo tốt nhất sự vận hành cho tổ chức;
- Dẫn dắt đội ngũ nhân sự trong tổ chức cống hiến, đưa ra những đóng góp đem đến giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp, công ty;
- Tổ chức và điều hành bộ máy quản lý của công ty, đưa ra các đánh giá, định hướng đúng đắn hoạt động của phòng ban phù hợp và đạt hiệu quả cao trong công việc;
- Xem xét kỹ lưỡng những báo cáo tài chính từ đó đưa ra hướng đi phù hợp với báo cáo để cải thiện hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện xây dựng những mối quan hệ với các đối tác, cổ đông, đầu mối hàng hóa.
Tìm hiểu các yếu tố cần thiết để trở thành CEO
Có kiến thức và kinh nghiệm
Kinh nghiệm không đơn giản chỉ tính theo số năm mà sẽ đo theo số lượng những vấn đề khủng hoảng mà CEO đã tháo gỡ hiệu quả cho một tổ chức, công ty, doanh nghiệp.
Để làm được điều này ngoài những kiến thức chuyên môn CEO sẽ cần có các kinh nghiệm sống, giải quyết tốt những tình huống xấu xảy ra trong kinh doanh… Bên cạnh đó CEO cần có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực kinh doanh trong doanh nghiệp của mình như tài chính, nhân sự, dịch vụ, sản phẩm…
Các kiến thức vững chắc và nhiều kinh nghiệm sẽ giúp CEO xây dựng các chiến lược kinh doanh hiệu quả, quản lý tài chính, đưa ra quyết định đúng đắn cho tổ chức.
Từ các kinh nghiệm tích lũy được CEO sẽ nhận ra những cơ hội, thách thức trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức. Đồng thời đưa ra được phương pháp ứng phó với rủi ro hay xem xét cơ hội phát triển trong môi trường kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh như hiện nay.
Có tầm nhìn chiến lược
CEO giỏi là người có khả năng tìm tòi, cập nhật kiến thức liên tục những kiến thức mới trong kinh doanh để tổ chức không bị tụt hậu phía sau.
Khi CEO có tầm nhìn chiến lược sẽ giúp quản lý tốt những hoạt động của các bộ phận, phòng ban, bên cạnh đó sẽ kiểm soát tốt hiệu suất của nhân viên và đi sâu vào việc quản lý con người, cảm xúc, tận dụng năng lực của mỗi nhân viên vào công việc phù hợp.
Có tư duy sáng tạo
Sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp sẽ là những ý tưởng độc đáo, tiên phong, không vay mượn hay sao chép những chiến lược, ý tưởng kinh doanh.
Tư duy sáng tạo là yếu tố quan trọng của một CEO giỏi bởi nếu không liên tục đổi mới những loại hình kinh doanh, chiến lược phát triển thương hiệu sẽ dễ bị đối thủ cạnh tranh.
Truyền cảm hứng tốt
Truyền cảm hứng là một trong những tố chất quan trọng của CEO bởi điều này sẽ giúp tìm kiếm được những người đồng hành với tư duy tích cực để cùng đóng góp vào sự phát triển vững mạnh của tổ chức.
Chính vì vậy CEO phải là người có kỹ năng truyền cảm hứng tốt, từ đó tạo động lực và giữ chân nhân viên năng lực làm việc tốt để họ cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên để làm được điều này, bản thân CEO phải là người liên tục động viên, khuyến khích từng cá nhân, bộ phận bằng cách khen thưởng, nâng lương hoặc tổ chức những phong trào thi đua.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết nhất về CEO viết tắt là gì được chia sẻ bởi megavnn.com.vn. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài đọc khác để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác.