KPI là thuật ngữ quen thuộc được sử dụng thường xuyên tại các công ty, văn phòng công sở, nhờ đó mà doanh nghiệp cũng đạt được các mục tiêu của mình một cách nhanh chóng. Vậy KPI là gì? Lương KPI là gì? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về KPI khi đi bắt đầu đi làm, mời bạn cùng đọc bài viết này nhé!
Tóm tắt nội dung
KPI là viết tắt của từ gì?
KPI là chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả công việc từ một tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc một đội nhóm, cá nhân qua những số liệu cụ thể.
KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator, nói dễ hiểu hơn đây là chỉ số để doanh nghiệp, tổ chức theo dõi tiến độ công việc của phòng ban, bộ phận, cá nhân.
Căn cứ vào những chỉ số hoàn thành KPI để doanh nghiệp đưa ra chế độ đãi ngộ, thưởng, lương khác nhau cho nhân viên. Bên cạnh đó KPI còn là động lực để nhân viên phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đặt ra theo tháng, quý.
KPI có vai trò như thế nào?
KPI chính là chỉ số bắt buộc người đi làm cần nắm rõ và thực hiện đúng theo công việc, đồng thời cần đúng theo tiến độ kết quả là đạt được mục tiêu chung của đội nhóm đề ra.
Với những người mới đi làm chưa hiểu rõ về KPI nên kéo theo đó sẽ bị dồn deadline, khó để hoàn thành chỉ tiêu đã được giao hoặc công việc bị trì trệ, gây ra ảnh hưởng đến cả đội nhóm.
Có thể thấy rằng đối với doanh nghiệp, người đi làm KPI đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như:
Trong doanh nghiệp, KPI có vai trò
- Căn cứ vào chỉ số KPI để đánh giá hiệu quả công việc, từ đó các lãnh đạo sẽ đưa ra phương án giải quyết nhanh chóng, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp;
- Nắm rõ tiến độ, đo lường được hiệu suất công việc trong từng thời điểm, giai đoạn;
- Dễ dàng khái quát quá trình hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn, đồng thời có cái nhìn khách quan với từng nhân viên và xem xét chế độ lương, thưởng của nhân viên.
Vai trò của KPI đối với người đi làm
- Người đi làm nắm rõ được công việc, mục tiêu đạt được trong khoảng thời gian sắp tới của doanh nghiệp, theo đó biết cách sắp xếp công việc và ưu tiên các việc cần làm nhằm hoàn thành được chỉ số KPI;
- Tạo ra động lực cho nhân viên, bên cạnh đó sẽ nâng cao được năng suất công việc nhằm có được lương thưởng;
- Tự đánh giá được công việc đã làm, theo đó có phương pháp cải thiện phù hợp trong tương lai.
Quy trình để xây dựng chỉ số KPI trong doanh nghiệp
Bước 1: Xác định được bộ phận, người xây dựng KPI
Trước tiên sẽ cần xác định bộ phận, người xây dựng KPI, phần lớn tại các doanh nghiệp sẽ là trưởng bộ phận hoặc những người có năng lực chuyên môn – Họ sẽ hiểu và nắm được những nhiệm vụ, yêu cầu khác nhau của từng bộ phận. Trường hợp phòng ban quá lớn thì các quản lý cấp thấp hơn sẽ là người xây dựng KPI.
Có những doanh nghiệp việc xây dựng KPI sẽ là công việc của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực và các nhà chuyên môn nhằm đảm bảo tính khách quan, giảm thiểu tình trạng đưa ra chỉ số KPI phi thực tế hoặc không đúng nhiệm vụ.
Bước 2: Xác định chức năng/nhiệm vụ của từng bộ phận
Với mỗi bộ phận trong doanh nghiệp sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên chỉ số KPI cũng cần được xây dựng gắn với đặc điểm và chức năng đó. Ví dụ như với phòng truyền thông, KPI sẽ liên quan đến lượt truy cập website, chỉ số quảng cáo, số lượng chiến lược quảng cáo…
Bước 3: Thực hiện xác định vị trí chức danh, trách nhiệm chính
Việc xác định vị trí chức danh, trách nhiệm chính của vị trí chức danh sẽ tương tự với người xây dựng KPI, theo đó cần nắm được trách nhiệm của người đảm nhận nhiệm vụ đó cần thực hiện.
Điều này sẽ là cơ sở nhằm xây dựng hệ thống chỉ số KPI bởi vậy cần rõ ràng, chi tiết và có khả năng thực hiện, thời hạn rõ ràng.
Bước 4: Xác định chỉ số đo lường hiệu suất
KPI của từng bộ phận
Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mỗi bộ phận mà người xây dựng KPI sẽ đưa ra chỉ số phù hợp. Chỉ số này là cơ sở để từ đó xây dựng KPI cho từng vị trí, chức danh.
KPI cho vị trí, chức danh
Áp dụng KPI phù hợp với từng vị trí, chức danh nhằm thúc đẩy nhân viên thực hiện đúng yêu cầu công việc và đạt hiệu quả cao. Bởi vậy chỉ số KPI sẽ căn cứ trên cơ sở trách nhiệm của từng vị trí, chức danh mà đưa ra chỉ số KPI.
Tuy nhiên các chỉ KPI cho vị trí, chức danh cần đảm bảo theo đúng tiêu chí đặt ra, có nguồn thu thập thông tin tin cậy mà những doanh nghiệp sẽ áp dụng.
Bước 5: Đo lường, tổng kết và điều chỉnh
Người xây dựng chỉ số KPI cũng cần xác định được mối liên hệ giữa kết quả đánh giá với mức độ đãi ngộ, lương, thưởng phù hợp với từng bộ phận, phòng ban hay vị trí chức danh, lĩnh vực hoạt động…
Cuối mỗi tháng, mỗi quý các doanh nghiệp sẽ có những buổi nghiệm thu đánh giá công việc. Việc này sẽ đánh giá toàn diện, đồng thời thông qua ý kiến của tất cả mọi người trong công ty, bao gồm cả ban lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng và bản thân mỗi nhân viên… Từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Hy vọng với thông tin bài viết được megavnn.com.vn chia sẻ, bạn đọc đã biết KPI là viết tắt của từ gì và hiểu rõ hơn về vai trò, quy trình xây dựng KPI. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài đọc khác để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác.