Sau khi hàng loạt nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram,…bị chặn tại Nga, nhiều nhà phát triển đã tung ra các sản phẩm nội địa nhằm thay thế các dịch vụ bị chặn đó. Chính phủ Nga khuyến khích người dân sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như một công cụ thay thế cho các nền tảng thường hay dùng.
Tóm tắt nội dung
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội với cách gọi đầy đủ là “dịch vụ mạng xã hội” hay “trang mạng xã hội” là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung trình độ, tính cách, nghề nghiệp, công việc,… hay có mối quan hệ ngoài đời thực.
Xem thêm: mạng xã hội Trung Quốc hay dùng
Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau. Nó có thể được trang bị thêm nhiều công cụ mới và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn, máy tính bảng, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh.
Mạng xã hội cho phép người dùng chia sẻ bài viết, câu chuyện, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video,…Bên cạnh đó cũng thông báo về hoạt động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực.
Khác với mô hình mạng xã hội truyền thống, mạng xã hội trên web giúp người dùng kết nối với những người sống ở nhiều vùng đất khác nhau, ở thành phố khác hoặc trên toàn thế giới.
Mạng xã hội Nga sau khi hàng loạt nền tảng mạng xã hội bị chặn
Vào ngày 14/3, việc Nga cấm cửa Instagram trên lãnh thổ đã ảnh hưởng tới 80 triệu người dùng tại Nga. Lý do là bởi có khoảng 80% người dùng ở Nga theo dõi tài khoản Instagram bên ngoài quốc gia của họ.
Chính vì lý do đó, Nga đã tung ứng dụng chia sẻ ảnh thay thế Instagram mang tên Rossgram. Ứng dụng này rất giống với Instagram từ bảng màu, biểu tượng, tính năng cho đến các đặc điểm nhãn hiệu.
Đọc thêm: mạng xã hội là gì
Song song với đó là sự kiện ra mắt Grustnogram. Grustnogram (hay còn gọi là Sadgram trong tiếng Anh) được gọi là phiên bản Instagram đen trắng. Tại đây, người Nga có thể đăng những bức ảnh đượm màu u tối, trầm buồn để than thở về sự cô lập trực tuyến.
Những người sáng tạo ra nội dung viết trên Grustnogram rằng: “Chúng tôi rất buồn khi nhiều dịch vụ tốt và phổ biến đang tạm dừng hoạt động ở Nga vì nhiều lý do khác nhau”.
Thực tế hiện nay, một số phương tiện truyền thông Nhà nước và cơ quan chính phủ của Nga đã bắt đầu chuyển video của họ sang RuTube. Đây là một mạng xã hội thay thế YouTube thuộc sở hữu của Gazprom-Media – tập đoàn truyền thông lớn nhất ở Nga.
Các nhà chức trách đã khuyến khích những người có ảnh hưởng lớn tại Nga chuyển sang nền tảng này ngay cả khi giao tranh chưa diễn ra. Nội dung tải lên sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đưa lên trang web. Đặc biệt, nhưng những người Nga đăng ký thông qua trang web của chính phủ bao gồm thông tin hộ chiếu có thể được trao quyền trực tiếp.
Bên cạnh đó, Nga còn cho ra mắt NashStore. Đây là ứng dụng thay thế Google Play và sử dụng hệ thống thanh toán Mir – giải pháp thanh toán nội địa thay cho Visa và Mastercard.
Cơ quan Nhà nước Nga sẽ kiểm soát danh sách các sản phẩm có thể sẽ bao gồm phim, chương trình truyền hình và trò chơi điện tử.
Khi cho ra mắt những phiên bản tương tự với các nền tảng xã hội nổi tiếng trên toàn cầu, Nga sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Chính vì thế, vào ngày 30/3, chính phủ Nga tuyên bố sẽ bắt đầu thực hiện cơ chế nhập khẩu song song (parallel import). Điều này cho phép bỏ qua các hạn chế về bản quyền.
Ngoài ra, tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ ngừng đơn đặt hàng đối với các hệ điều hành nước ngoài với lý do “đảm bảo tính độc lập về công nghệ và an toàn cơ sở hạ tầng thông tin tại Nga”. Các văn phòng chính phủ Nga cũng đã được lệnh ngừng sử dụng các hệ điều hành nước ngoài vào năm 2025.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về mạng xã hội Nga sau khi hàng loạt nền tảng mạng xã hội bị chặn. Sau khi ban hành lệnh cấm cửa các nên tảng xã hội, vẫn có một số quan chức Nga và thậm chí cả các cơ quan như Bộ Quốc phòng vẫn tiếp tục sử dụng các ứng dụng như Facebook bất chấp quyết định chính thức cấm Meta.