Thi THPT Quốc gia thay đổi từ năm 2020 trở đi

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi đến các trường Đại học và Cao đẳng để lấy ý kiến cho sự thay đổi về việc 2 bài thi tổ hợp trong mùa tuyển sinh kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 trở đi.

Thi THPT Quốc gia thay đổi từ năm 2020 trở đi

Cụ thể sẽ có 2 phương án được đưa ra để lấy ý kiến như sau:

Phương án 1: Sẽ giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần giống như kỳ thi THPT Quốc gia của năm 2017.

Phương án 2: Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần thế nhưng sẽ được bố trí thành 1 bài thi hoàn chỉnh để chấm điểm chung với 1 đầu điểm thống nhất toàn bài thi. Vì thế, chỉ có 5 đầu điểm tất cả thay vì có 9 đầu điểm như phụ huynh và học sinh biết trong năm qua.

Thi THPT Quốc gia thay đổi từ năm 2020 trở đi

Qua đó bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải thích cho việc đưa ra phương án 2 để việc tổ chức cũng như chấm thi được đơn giản hơn và dần dần sẽ phát triển được các bài thi tổ hợp thành bài thi tích hợp đánh giá năng lực của thí sinh. Như vậy, theo nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục cùng đại diện của các trường Đại học – Cao đẳng cho rằng với thời điểm hiện tại nếu thay đổi sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến các thí sinh sẽ dẫn đến sự xáo trộn cho thí sinh và phụ huynh trong thời gian ngắn.

Có nhiều đại diện các trường Đại học – Cao đẳng còn cho rằng kỳ thi THPT Quốc gia chỉ nên thay đổi từ năm 2020 trở đi như vậy sẽ hợp lý hơn một đại diện trường Đại học tại TP.HCM cho biết:

Đối với phương án 1 của Bộ đó chính là việc giữ nguyên giống như năm 2017 là hợp lý nhất đối với kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 điều này được vị này lý giải là : Khi bước vào lớp 10 thì học sinh đã có sự lựa chọn các môn học thế mạnh của bản thân để định hướng việc vào Đại học – Cao đẳng. Đơn cử nếu những thí sinh định hướng các khối ngành xã hội sẽ tập chung vào các môn xã hội. Còn đối với những thí sinh theo học Đại học, Dược sẽ tập chung vào các môn tự nhiên.

Vì thế nếu năm tới Bộ tiếp tục sẽ có sự thay đổi về cách tính điểm bài thi tổ hợp đồng nghĩa với những thay đổi về tổ hợp môn xét tuyển vào các trường sẽ tạo ra sự xáo trộn với học sinh trong thời gian ngắn.

Anh Trần Hiếu ( đang làm về photo – Dịch vụ in card visit ) chia sẻ: “Bản thân đang có con chuẩn bị thi vào Đại học nên tôi thấy việc thay đổi phương thức thi nên áp dụng từng bước 1 để thí sinh và phụ huynh không hoang mang.”

 “Một học sinh đã có định hướng thi tổ hợp khối B (toán, lý, hóa) sẽ phải học thêm môn sinh của bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên. Mà theo dự kiến, đề thi kỳ thit thpt quốc gia năm tới sẽ bao gồm kiến thức lớp 10 và 11 chứ không chỉ 12, điều này sẽ gây khó khăn cho học sinh”, Vị đại diện này giải thích.

Thí sinh dự thi THPT

Trước đó cũng có 1 số ý kiến đề xuất là Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 chỉ cần cải tiền về mặt kỹ thuật sẽ giúp hoàn thiện hoàn ngoài ra không nên thay đổi tránh gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Nếu như có thay đổi thì kỳ thi THPT Quốc gia nên thay đổi vào năm 2020. Tương tự như vậy thì ý kiến của nhiều trường Đại học – Cao đẳng cũng đồng quan điểm cho rằng không nên thay đổi nhanh chóng mà cần phải có lộ trình để tránh gây những cú sốc cho phụ huynh và học sinh.

Sở dĩ Bộ lấy ý kiến cho 2 bài thi tổ hợp 1 phần vì kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. 2 là bài thi này vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc xét tuyển vào các trường Đại học. Đại diện các trường khối ngành Y Dược cũng mong muốn sẽ có mức điểm sàn riêng mục đích là để tuyển sinh khối ngành đặc biệt này được nâng cao hơn.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng – Vũ Đức Đam cũng đã có những chỉ đạo trong việc xác định phương án cho kỳ thi THPT Quốc gia năm nay: “Bộ GD&ĐT cùng các trường xem xét phương án tổ chức 2 bài thi tổ hợp. Việc tổ chức thành 3 môn thi tách biệt, thực chất là giúp các trường Đại học, cao đẳng thuận lợi trong xét tuyển, nhưng lại khiến công tác ra đề, tổ chức thi, chấm thi trở nên phức tạp, trong khi thí sinh lại mệt mỏi vì phải thi 3 môn thi liên tiếp trong cùng một khoảng thời gian.”

 

Facebook Comments Box
Rate this post