Game online từ lâu đã có một sức ảnh hưởng cực kỳ lớn. Đối với người lớn việc để con trẻ chơi game sẽ xao nhãng việc học và áp đặt hàng loạt tính xấu cho game. Vậy có nên cho trẻ chơi game không?. Nếu cho chơi game thì cần kiểm soát con như thế nào cho hợp lý?.
Game online hiện nay đang trở thành thú vui giải trí hàng đầu
Đi cùng sự phát triển của công nghệ, chúng ta không thể phủ nhận game online hiện nay đang trở thành thú vui giải trí hàng đầu của nhiều người. Trong đó là lứa tuổi trẻ em. Có nên cho trẻ chơi game không là đắn đo của nhiều phụ huynh vì sợ con em mình sa đà vào chơi game sẽ thúc đẩy tính hung hăng hay nghiện game. Nhưng thực tế vẫn có không ít những i nghiên cứu cho rằng việc chơi game thời gian hợp lý. Sẽ mang đến những lợi ích không thể ngờ.
Trong sự vận hành của xã hội, trẻ em đi học, người trưởng thành đi làm. Bất kỳ ai cũng phải thực hiện những nghĩa vụ của riêng mình. Xã hội càng phát triển mỗi người đều phải có những thú vui riêng để giải trí và giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Trẻ em cũng vậy, cũng có những lúc chán nản, cần tìm thú vui từ Internet – Công nghệ.
Có nên cho trẻ chơi game không?
Như chúng ta đã biết, game online từ lâu đã có một sức ảnh hưởng cực kỳ lớn. Trước đây muốn chơi game các em chỉ có thể chơi bằng cách ra các quán net kết nối mạng. Thì ngày nay, game online có mặt ở khắp mọi nơi, có thể chơi bằng điện thoại, chơi trực tiếp trên các máy tính bảng của cha mẹ.
Nhiều con trẻ chơi game online dẫn đến sa sút học tập, các bậc cha mẹ thì tìm cách cấm con chơi các loại game này. Tuy nhiên việc ngăn cấm trẻ chơi game liệu có phải là một cách hay?.
Khi nhắc đến trò chơi điện tử, đa số các bậc cha mẹ đều nghĩ đến khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên nếu như nếu trẻ chơi có kiểm soát, những trò chơi game online có thể kích thích được khả năng sáng tạo và dạy trẻ rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.
Game online được chia thành rất nhiều thể loại thu hút người chơi từ chiến thuật đến giải trí thư giãn, IQ.
>> Cùng tìm hiểu Auto là gì trên facebook và những phần mềm Auto trên Face
Ngăn cấm học sinh chơi game online liệu có phải phương pháp tốt?
Cái gì càng cấm người ta càng làm. Chơi game cũng như vậy, khi mà càng cấm thì các em học sinh sẽ càng có xu hướng tò mò hơn. Nếu như ngăn cấm ở nhà thì các em sẽ tìm ra các quán internet để chơi. Game online rất dễ gây nghiện, thậm chi còn trốn học để chơi game. Một khi đã nghiện rồi thì sẽ rất khó để rút ra được. Như vậy các phụ huynh mà càng cấm thì các con em mình sẽ càng muốn chơi hơn.
Trò chơi điện tử hiện nay đang ngày một đa dạng, phong phú. Nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Có những trò chơi giúp giải trí, thư giãn. Có những trò lại rất tốt cho việc học và sự phát triển trí não của trẻ nhỏ.
Lợi ích của trò chơi điện tử đối với trẻ em
Những hệ lụy nghiện game rồi lơ là học hành, xa rời cuộc sống thực tại chỉ xảy ra nếu bạn để trẻ chơi quá nhiều. Nếu như cha mẹ cho trẻ chơi ở mức độ hợp lý thì việc chơi game sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ sau:
- Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ. Người chơi game thể loại hành động có khả năng nhận thức cao hơn hẳn những người thông thường
- Có sự tập trung cao hơn bình thường
- Ngoài ra các game thủ còn và khả năng phối hợp tay và mắt của họ tốt hơn
- Kết bạn và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Phần lớn các trò chơi điện tử đều được chơi trực tuyến và có sự tham gia của nhiều người chơi. Kỹ năng làm việc theo nhóm được phát huy tối đa vì cùng nhau nghĩ cách giải quyết các nhiệm vụ trong trò chơi.
- Rèn luyện khả năng ra quyết định. Phần lớn các trò chơi đều yêu cầu người chơi đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian ngắn. Sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phán đoán, đưa ra giải pháp chính xác trong các trường hợp cụ thể. Chơi game sẽ giúp trẻ có tính quyết đoán hơn những trẻ em cùng độ tuổi. Luôn có độ chính xác và hoàn thiện hơn, nâng cao tính quyết đoán nhiều hơn. Kỹ năng này cần thiết nếu trong tương lai những công việc cần sự quyết đoán với các quyết định chính xá
- Tăng khả năng sáng tạo. Việc chơi game sẽ giúp tăng khả năng sáng tạo. Những game đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo bắt buộc trẻ phải tìm tòi ra cách chơi cho mình. Từ đó khả năng tư duy những cách chơi, nhiệm vụ.
- Sự tập trung cao độ khi chơi game còn giúp não rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề nhanh
- Cải thiện khả năng đọc của trẻ. Chơi game sẽ giúp trẻ nâng cao sự chú ý thị giác nhanh chóng hơn trong việc thanh lọc các thông tin liên quan từ một văn bản viết cụ thể.
Những tác hại khi cho trẻ chơi game
- Khi cho trẻ chơi game mà không có sự kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người chơi, nhất là khi chơi liên tục.
- Ngồi liên tục trên máy tính nhiều giờ liền sẽ dễ mắc các căn bệnh cao huyết áp. Da bị khô, nhiều nếp nhăn, mắt giảm thị lực dẫn đến cận thị.
- Sức đề kháng cơ thể bị suy giảm
- Ngồi không đúng tư thế còn khiến học sinh bị dẫn đến mỏi lưng
- Mờ mắt, cong vẹo cột sống
- Có thể gây tổn thương tay trẻ vì khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím sẽ gây nguy cơ tổn thương gân duỗi ngón.
- Tăng nguy cơ trẻ bị béo phì. Ngồi lì một chỗ, ít vận động, thích ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường.
- Tổn thương mắt trẻ tập trung chú ý chơi game quá lâu sẽ gây mỏi mắt
- Các vấn đề đề về sức khỏe khả năng nhận thức của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ có nguy cơ bị béo phì, các cơ và khớp bị suy yếu
Trẻ có thể bị suy yếu thị lực nếu chơi game quá nhiều
- Vấn đề về học tập khi trẻ chơi trò chơi điện tử nhiều gây ảnh hưởng đến học tập
- Trẻ không quan tâm đến việc làm bài tập về nhà
- Thậm chí còn có thể bỏ học để đi chơi game
- Tiếp xúc với những điều tiêu cực. Một số trò chơi điện tử có thể chứa quá nhiều cảnh máu me, bạo lực
- Xa rời xã hội trẻ cứ chơi trong thời gian dài, cuộc sống thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lâu dần trẻ sẽ trở nên cô đơn, chỉ thích ở một mình
- Có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng cũng ngày một tăng cao.
- Có hành vi hung hang. Nội dung bạo lực trong các trò chơi điện tử mà các trò chơi này đem lại có thể khiến trẻ em trở nên nóng nảy và thiếu kiên nhẫn. Trẻ bắt đầu có những hành vi và suy nghĩ tiêu cực.
Ba mẹ nên cho trẻ chơi game như thế nào?
Để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những điều dưới đây để trẻ có thể nhận được nhiều lợi ích nhất từ việc chơi game.
- Không cho bé chơi trò chơi điện tử nếu như con còn ở độ tuổi mẫu giáo.
- Chơi chung với con để bạn và bé có thể trao đổi về các trò chơi
- Để bé chơi ở những khu vực mà bạn dễ quan sát.
- Trước khi tải một trò chơi nào đó, hãy xem giới hạn độ tuổi và những cảnh báo về nội dung thảo luận về các vấn đề của trò chơi.
- Kiểm soát thời gian chơi của trẻ.
- Chỉ cho phép con chơi sau khi bé hoàn thành bài tập về nhà và các công việc khác.
- Hãy thực thi các quy tắc để làm gương cho trẻ.
- Theo dõi mọi tương tác trực tuyến mà con bạn thực hiện với người lạ
- Không để các thiết bị điện tử trong phòng của trẻ nhất là vào ban đêm
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời nhiều hơn
Những lợi ích ở trên sẽ phần nào giúp người lớn có cái nhìn đúng đắn hơn về việc chơi game của con trẻ. Tuy nhiên nếu chơi game một cách hợp lí có chừng mực sẽ phát huy được các lợi ích. Chơi game online không xấu thậm chí còn có thể rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng tốt. Nên giáo dục con em mình biết cách sử dụng các phương tiện công nghệ đúng cách vào trò chơi. Hãy để game phát huy tốt vai trò và lợi ích của mình. Và đừng nên lạm dụng game một cách vô tội vạ thì bạn sẽ nhận được điều mà các bậc phụ huynh luôn cố gắng tìm hiểu.
Theo megavnn tổng hợp